Hôi chứng FOMO “Fear Of Missing Out” xảy ra khi một ai đó cảm thấy mình bỏ rơi, bỏ lỡ một thứ gì đó và những người xung quanh mình bạn bè, đồng nghiệp đang biết hay đang làm thứ gì đó nhiều hơn hay tốt hơn mình. Hội chứng này xảy ra ở hầu hết ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp trong công việc lẫn cuộc sống, đây được xem là nguyên nhân của rất nhiều bi kịch trong cuộc sống hiện nay đặc biệt là khi mạng xã hội phát triển không biên giới.
Xét riêng trong ngành tài chính và bất động sản, nhiều kể xấu đã lợi dụng triệt để hội chứng này để thu các khoản lợi bất chính.
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Nhìn lại các chiêu trò lừa đảo không còn mới trong khoảng 5 năm trở lại đây như: Lừa bán dự án ma (Alibaba, Angela, mua đất ngân hàng thanh lý, bán cùng 1 căn hộ/miếng đất cho nhiều khách hàng, treo đầu dê bán thịt chó…nhưng các nạn nhân mắc bẫy hàng năm lại gia tăng và điển hình là vụ án Aliababa số lượng nạn nhân hơn 3500 người (bao gồm cả khách hàng lẫn các môi giới) và với tổng giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Sau mỗi vụ lừa đảo dân tình lại cho nhau những bài học cảnh báo cho mình và người thân nhưng sau đó có thể chính mình lại rơi vào tình cảnh tương tự, thậm chí còn đến từ những cá nhân hoạt động rất lâu trong ngành…nguyên nhân chủ yếu được phân tích từ người ngoài cuộc là do: lòng tham, thiếu kinh nghiệm nhưng muốn làm giàu nhanh…nhưng ít ai phân tích khía cạnh còn lại là cuộc chiến TÂM LÝ giữa 1 bên lừa đảo và 1 bên bị dính bẫy FOMO.
Quy trình giăng bẫy FOMO:
i) Lợi dụng marketing để bơm điều dối trá: chỉ cần 1 vài thao tác search trên Google tìm kiếm đất đai thì sau 1 ngày hàng loạt quảng cáo sai sự thật từ Facebook/Google/Zalo sẽ tìm tới bạn chẳng hạn như: Cam kết lợi nhuận 20-30% khi đầu tư đất nền ở địa bàn ABC, Chỉ cần bỏ ra 100tr cho 1 lô đất ngay trung tâm Bình Dương/Đồng Nai…hay nhà giá rẻ chỉ từ 1 tỷ đồng ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh…
Tới đây nhiều người sẽ không quan tâm vì làm gì có chuyện rẻ như vậy và đa phần bỏ qua nhưng chưa dừng tại đó, việc này sẽ tiếp tục diễn ra nhiều ngày sau đó cho tới lúc bạn tin đây là sự thật…
”Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật” – Joseph Goebbels”
ii) Dẫn dụ khách tham quan dự án/căn hộ/nhà: Sau khi sự việc lặp đi lặp lại đủ để cho bạn tin vào các quảng cáo này, theo thường lệ sẽ là câu chuyện liên hệ với bên bán, lúc này bằng mọi giá phải dẫn dụ tham quan dự án, đến bước này có nhiều trường hợp tìm mua nhà ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh mà được chở thẳng tới Long An/Bình Dương ….hoặc được dẫn đi một căn nhà khác với chất lượng thấp hơn trên quảng cáo là chuyện rất bình thường.
iii) CHỐT SALE tại Event mở bán: đây chính là giai đoạn thử thách FOMO cao nhất khi tại sự kiện diễn biến tâm lý được đẩy lên liên tục, đầu tiên là chim mồi sẽ chen nhau để mua hàng để kiếm suất ưu đãi (được tặng vàng/xe…), hoặc giành suất ưu tiên lô đẹp, hạ giá….thậm chí hết hàng trong vòng 2h đồng hồ….lúc này những cá nhân có tâm lý yếu, thiếu kiến thức và thậm chí có kiến thức mà thiếu kinh nghiệm cũng dễ dàng bị sập bẫy: tâm lý bị bỏ lỡ (thời cơ vàng mua giá rẻ, thời cơ vàng để làm giàu, bỏ lỡ đợt 1 thì đợt 2 sẽ tăng giá…), hoặc tâm lý những người bạn đồng hành của mình đều đã bỏ tiền cọc ra mua và có cơ hội tăng giá…thế nên trong bất cứ lần tham gia tìm hiểu các dự án kiểu này Sale thường hay nhắc nhở về việc “nhớ mang theo tiền đặt cọc….” => kết quả khi về tới nhà bình tĩnh trở lại….thì đã cọc mất rồi.
Bên cạnh những chiêu thức lừa đảo rõ ràng như ví dụ ở trên, thì các chủ đầu tư vẫn thường khéo léo sử dụng Hội chứng FOMO này để bơm vào các nhà đầu tư những bánh vẽ: pháp lý tốt, gần trung tâm, giá rẻ…hay thậm chí ở những dự án rất xa địa bàn trung tâm ở các vị trí không tốt vẫn bán được với giá rất rất cao…[tự nghĩ xem mình có nằm trong số này hay không nhé] hội chứng này được thể hiện rõ trong làn sóng đầu tư bất động sản 2008-2012 thị trường đóng băng trong khoảng thời gian hơn 5 năm và hàng loạt cá nhân/NĐT phá sản, nhiều khu đô thị ma mọc lên và nỗi lo sợ này vẫn còn lởn vởn cho tới hơn 10 năm sau.
NGHÀNH TÀI CHÍNH
1/ Ma trận đa cấp 4.0:
Gần đây rất nhiều vụ scandal liên quan tới ma trận đa cấp gọi vốn thời 4.0 (“Mô hình Ponzi”): Tiền ảo – Coin Multi Level Marketing (iFan, Pincoin, bitconnect, Hextra… với số tiền lừa đảo lên tới hàng chục ngàn tỷ), Phái sinh hội (Nobel Global), Wefinex, Goldtime, Liên kết việt…hay thậm chí một loạt cảnh báo từ VTV1 về 1 Apps hoàn tiền nổi đình nổi đám hiện nay: MyAladinz…
Nhưng chừng đấy chưa đủ, hàng loạt mô hình biến tướng của đa cấp mọc ra hàng năm thậm chí hàng tháng cho ra nhiều hình thức kiếm tiền khác nhau, vẫn mô hình đó, vẫn chiêu thức đó nhưng ngày càng nhiều người sập bẫy và xin nhắc lại có rất nhiều cá nhân rất kinh nghiệm trong ngành tài chính vẫn mắc phải. Vẫn là lý do như ban đầu: làm giàu nhanh, muốn hưởng thụ trọn đời…nhưng khi tham gia vào rồi vẫn hăng máu thậm chí đầu tư nhiều hơn khi tiền thật thì chưa thấy, chỉ thấy tài sản ảo tăng lên hàng ngày…vẫn là câu chuyện về FOMO.
Quy trình giăng bẫy FOMO:
i) Phát tán FOMO: Những nhà đầu tư muốn lôi kéo thêm nhiều người vào mạng lưới để kthu lợi thường tạo ra câu chuyện “Dòng tiền thụ động – tự do tài chính”, hiểu một cách nôm na thì bạn không cần phải làm gì cả, hàng tháng dòng tiền thu vào từ một kết quả đầu tư nào đó (i.e cổ phiếu, trái phiếu, mạng lưới kinh doanh…) > phần chi tiêu và kết quả lặp lại cho tới suốt đời. Để làm được việc này thì cần phải có những nhân chứng sống – đầu tư rồi và thu tiền về – đã có lãi thực sự, vẽ thêm câu chuyện hệ thống tạo ra thu nhập trong tương lại như thế nào để tăng độ tin cậy, bên cạnh tạo ra các Cam kết chắc chắn (30-50%/năm…)
Tới đây nhiều người sẽ không quan tâm vì làm gì có chuyện rẻ như vậy và đa phần bỏ qua nhưng chưa dừng tại đó, việc này sẽ tiếp tục diễn ra nhiều ngày sau đó cho tới lúc bạn tin đây là sự thật…”Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật” – Joseph Goebbels”
ii) Chốt deal tại Hội thảo: thông thường khi các nhà đầu tư chưa có uy tín/và chưa thu lợi từ việc đầu tư sẽ khó chốt deal hơn khi dẫn các nạn nhân tới 1 hội thảo được tổ chức ở 1 nơi sang trọng, về bản chất con người rất dễ thao túng – do đó chỉ cần 1 vài thông tin tích cực cùng với 1 cộng đồng gắn kết chen nhau ca tụng – hội chứng FOMO trỗi dậy, sợ bị chậm chân, sợ bị bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng khi hàng chục ngàn người khác đã tham gia và có lãi.
=> Vẫn có nhiều người có thu nhập khủng khi tham gia vào các đường dây như thế này (1) các nhà sáng lập và (2) các nhà đầu tư nhanh chân việc còn lại là “Đẩy hòn than hồng cho người kế tiếp càng nhanh càng tốt”, cách đây 13 chính mình tham gia vào 1 dự án Thương mại điện tử đa cấp GSO-Media và cũng đẩy than hồng cho hệ thống (“nghĩ lại tới giờ vẫn vô cùng hối hận”)
Để tránh bẫy tâm lý FOMO thì chỉ cần trả lời đủ 3 câu hỏi bên dưới – nếu toàn bộ là Yes thì mới xem xét tiếp về cơ hội, nếu chỉ 1 trong 3 là No thì tốt nhất nên dừng lại.
– Câu hỏi 1: Có được pháp luật thừa nhận hay chưa? => đa phần các dự án đa cấp lừa đảo không được pháp luật thừa nhận.
– Câu hỏi 2: Nguồn thu từ hệ thống kinh doanh có thể tạo ra > cam kết hàng năm (50-100%/năm)? Các bánh vẽ thường chỉ nói về tương lai, ít khi nói về thực tại, khi bỏ tiền mua 1 thứ tương lai cam kết không chắc chắn, kết quả thường được dự báo trước
– Câu hỏi 3: Có hợp đồng ràng buộc hay không? viễn cảnh gần tới ngày lãnh thu nhập hoặc tới thời điểm thu hồi – “người cầm đầu” tuyên bố phá sản, hoặc hệ thống bị lỗi -> đi tìm ai để đòi tiền đây, vì ai cũng là “nạn nhân” và cũng là “leader” của 1 ai đó.
2/ Đầu tư Chứng khoán
Trong lịch sử hơn 20 năm qua thị trường Việt Nam chứng kiến rất nhiều cuộc tắm máu liên quan tới thị trường chứng khoán – đặc biệt trong giai đoạn 2008-2010 khi mà hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ phá sản, sau mỗi lần như thế các nhà đầu tư thường đổ lỗi cho: 1/ Cá mập 2/ Kinh nghiệm 3/ Không gặp may mắn.
Khi bước chân vào con đường đầu tư chứng khoán, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ các nhà đầu tư và môi giới chứng khoán, thậm chí hiện nay khi công nghệ phát triển có các robot đưa ra các cảnh báo mua/bán, nhưng số lượng chiến thắng trong thị trường bất động sản có thể nói là chưa tới 10% trong vòng 3 năm vừa qua.
Có 2 câu nói nổi tiếng cảnh báo các trader khi tham gia vào thị trường này (1) Tin ra là bán và (2) Hãy tham lam khi người khác sợ hãi nhưng dường như không ngăn được các quyết định xuống tiền của các nhà đầu tư – cũng là câu chuyện FOMO.
Quy trình giăng bẫy FOMO:
i) Bơm FOMO vào thị trường: Nhớ lại thời điểm khi chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh sau 10 năm vào 12/2018 rất nhiều thông tin tích cực được phát tán một cách tích cực thông qua các công ty chứng khoán, trang tin tức cafef, tinnhanhchungkhoan..facebook, zalo về việc nâng hạng chứng khoán, tăng điểm kỷ lục…tạo ra làn sóng đầu tư tiền vào chứng khoán – cùng thời điểm đó thị trường bất động sản đang đóng băng, người người nhà nhà gom tiền đầu tư vào chứng khoán.
ii) Bơm-Xả: bản chất thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối nhỏ và vẫn chịu sự thao túng của nhiều bên, xét riêng 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất cũng chiếm >50% tổng giá trị điều này càng làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ đắm mình trong những lần mua đỉnh-bán đáy. Trước khi tiến hành xả hàng thường các nhà tạo lập bơm liên tục các thông tin để tạo tâm lý tốt – tâm lý không được bỏ lỡ khi thị trường đang vào Trend tăng, và khi dòng tiền đổ vào đủ lớn các nhà tạo lập thị trường sẽ tiến hành xả, cổ phiếu được bán tháo liên tục trên thị trường (ví dụ: Bầu Kiên bị bắt – CK giảm 4.67%, Chủ tịch BIDV bị bắt giảm 3.66%, Tradewar 4.84%, Giàn khoan 981 giảm 5.87%….)
Tóm lại, trong cuộc sống hội chứng FOMO vẫn thường xuyên xảy ra hàng ngày như: đi vào 1 cửa hàng mua 1 món đồ mà không bao giờ sử dụng, thấy bạn bè đổi Iphone mới mình cũng đổi theo mặc dù không sử dụng hết tính năng, Early bird….thậm chí FOMO còn được thể hiện một cách hoàn hảo qua bộ phim Mắt biếc của Victor Vũ:
“Mẹ bảo, có hai thứ mà đời người không được bỏ lỡ. Một là chuyến tàu cuối cùng về nhà, hai là người thật lòng yêu thương ta”
FOMO về bản chất là vô hại và tâm lý bình thường không chỉ riêng ai NHƯNG sẽ rất có hại khi bạn không thừa nhận nó? Bao nhiêu lần bạn gặp phải hội chứng này? (“kể nghe chơi”)